CÁCH PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ

Trong thực tế làm văn, khá nhiều học sinh còn lúng túng khi gặp kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các em có một định hướng đúng đắn khi làm kiểu bài này. Có thể nói đây chính là một “công thức” đổi mới môn văn mong các em đọc kỹ và ghi nhớ.
I.                    Nhân vật và ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
  1. Nhân vật trong tác phẩm tự sự
-         Khái niệm: Nhân vật văn học là đối tượng thường là những người được miêu tả trong tác phẩm văn học bằng những phương tiện văn học.
-         Nhân vật trong văn học rất phong phú: Nhân vật có tên và nhân vật không tên. Trong thần thoại nhân vật có thể là thần , bán thần. Trong chuyện ngụ ngôn hay những chuyện viết cho thiếu nhi nhân vật thương là những con vật, đồ vât.
  1. Ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “ noi” qua nhân vật. Nhân vật chính là nơi mang chỗ nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn.
Phân tích nhân vật trở thành con đường quan trong nhất để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn.
Nhân vật được coi là (con đẻ) tinh thần của nhà văn, nên phân tích nhân vật còn để nhận ra tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn.
II.                 Các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng, một cách trung nhất, muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để từ mà tìm hiểu suy luận, tìm ra đặc điểm, tính cách của nhân vật. Ở tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật, lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội dung, hành vi “cử chỉ, hành động” của nhân vật.
  1. Lai lịch
Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân dân. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình. Hoàn cảnh mồ côi từ nhỏ, hành vi vô giáo dục khi ở với người bác họ (để rồi bị đuổi ra khỏi nhà) bằng những thành tích bất hảo của Xuân Tóc đỏ trong cuộc sống lang thang hè đường xó chợ đã góp phần tạo nên tính cách lưu manh, láu lỉnh của Y sau này. Chí phèo ngay từ khi được sinh ra đã bị ném khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ chẳng có cửa nhà. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên cô độc thê thảm của Chi. Tính cách, số phận được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó.
  1. Ngoại hình.
Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó. Trong tác phẩm “Tắc đèn của Ngô Tất Tố” chị dậu được miêu tả có khuôn mặt trái xoan với cái nhanh nhẩu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái min màng của nứơc ra đen giòn. Khuôn mặt ấy khiến người đọc hình dung về chị Dậu đó là một người khoẻ khoắn đảm đang, trong chuyện ngắn “Chí Phèo” những vết sẹo ngang dọc trên khuôn mặt của Chí cùng với những nét chạm trỗ ở ngực tự có đã nói lên rất nhiều… Phải chăng cái ngoại hình biến dạng, kỳ dị ghớm ghiếc kia như đã muốn trưng ra quá khứ dữ dằn, và nội tâm tha hoá biến chất của CHí Phèo.
Ở chuyện ngắn “vi hành”, mượn lời người con trai (đôi nam nữ thanh niên người Pháp đi trên toa xe điện ngầm) tác giả Nguyễn Ái Quốc đã phác hoạ chân dung Khải Định “ Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bưng như vỏ chanh đấy à?” Các chi tiết này ám chỉ thật sau cay một tính cách hèn kém, chẳng có mấy thiên lương cùng lối sống xa hoa truỵ lạc của ông vua bù nhìn An Nam.
Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà đi sâu vào nội tâm vào bản chất của nhân vật.
  1. Ngôn ngư
Qua lời ăn tiếng nói của một người, chúng ta có thể nhận ra trình độ văn hoá, nhận ra tính cách của người ấy. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được có thể hoá cao độ, nghĩa là mgnag đạm dấu ấn của một cá nhân. Nhân vật cô Hồng trong tiểu thuyết “Số đỏ” của VŨ Trọng PHụng hễ cứ mở miệng ra là gắt: “ Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” mặc dầu ông ta chẳng biết cho ra đầu ra đũa việc gì cả. Cho đến khi trở thành “ Nhà cải cách thẩm mĩ”, “ Đốc tờ Xuân”, “ Giáo sư quần vợt”, “Cố vấn báo gõ mõ”…. đựơc cả xã hội thượng lưu thành thị trọng vọng, Xuân tóc đỏ vẫn đầu cửa miệng mấy chữ “Mẹ kiếp”, “ nước mẹ gì” điều ấy chứng tỏ cái tính cách lưu manh, vô học của y không sao gột rửa nổi. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích nhân vật.
  1. Nội tâm
Là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghi… của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật. Ví dụ đoạn miêu tả nội tâm của Chí Phèo sau cơn ốm: “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà hắn vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! có lí nào như thế đươc? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao đó không phải là tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một chận ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể hắn đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời trở rét nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuôi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau.
Cũng may Thị Nở vào nếu không vào cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi thì đến khóc được mất. Qua suy nghĩ của Chí Phèo ta có thể nhận ra một Chí Phèo thứ hai – “Chí không còn là một con Quỷ giữ của làng Vũ Đại nữa mà là một con người bình thường như bao con người khác: Bồn lo trước tuổi già ập đến, cảm thấy cô đơn và sợ cô đơn.
  1. Cử chỉ hành động.
Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.
Ví dụ: Chỉ cần qua cách “ ghế trên ngồi tót sỗ sàng” nhân vật Mã Giám Sinh đã để lại chân tướng của một con người thiếu văn hoá, lịch sự… Qua hành động “rỗ gông” bất chấp lời doạ nạt của bọn lính, người đọc nhận ra ở Huấn Cao một khí phách hiên ngang…
Tóm lại: Muốn phân tích nhân vật, ta phải chú ý đến những chi tiết có liên quan đến nhân vật từ lai lich, ngoại hình, nội tâm đến ngôn ngữ hành vi của nhân vật. Tuy nhiên không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này. Có chỗ nhiều, có chỗ it, có chỗ đâm, chỗ nhạt. Bởi thế khi phân tích cần tập trung xoáy sâu vào các phương diện thành thông nhất trong tác phẩm. cũng không cứ phải tuần tự theo năm phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế cho bài làm văn của minh hâp dẫn.
Giáo viên: Nguyễn Thị Đáng

Related link

Latest Features

Weather

Facebook comments