Mạng chỉ là một trong những phương thức tồn tại của tác phẩm văn học mà thôi! Sự cởi mở của các ban biên tập báo mạng, trên một phương diện nào đó, đã tạo ra một sự cân bằng với tính chặt chẽ (đôi khi là bảo thủ) của các nhà xuất bản, thậm chí tạo ra một “lỗ thông hơi” cho cái mới của văn học có điều kiện trình làng.
1. Tại sao có văn học trên mạng? Ấy là vì có mạng. Chuyện này cũng khá đơn giản như khi ta đặt câu hỏi về văn học trên báo và trong sách: nó có mặt khi mà báo chí và xuất bản đã có mặt trong đời sống xã hội. Đặt vấn đề như vậy, tôi muốn khẳng định lại một thực tế đã rõ tựa ban ngày, rằng cũng như báo và sách, mạng chỉ là một phương thức tồn tại của tác phẩm văn học mà thôi.
Tất nhiên, với tư cách là phương thức tồn tại của tác phẩm văn học, mạng có thể hiện đại hơn sách và báo (cũng như sách báo hiện đại hơn phương thức truyền miệng), nhưng không vì thế mà cái hiện đại này lại quy định sự vượt trội về giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học trên mạng so với tác phẩm văn học ở các phương thức tồn tại khác. Sự hơn thua, nếu có, nằm ở chính tài năng và bản lĩnh của các chủ thể sáng tạo văn học.
2. Thực tế đời sống văn học trong một vài năm gần đây cho thấy, càng ngày càng có nhiều tác giả chọn mạng làm phương thức tồn tại cho tác phẩm văn học của mình (đầu tiên, mà cũng có thể là duy nhất). Tại sao vậy? Có mấy nguyên nhân có thể làm đáp án cho câu hỏi “tại sao” này.
a/ Các phương thức tồn tại “truyền thống” của tác phẩm văn học (báo chí, xuất bản) hiện đang “có vấn đề”. Quy định ngặt nghèo về số lượng chữ cho một truyện ngắn khi in trên báo chẳng hạn, là một vấn đề. Vấn đề này sẽ bằng không khi tác phẩm được đăng tải trên mạng, cái trang báo vô tận này bớt cho người viết sự loay hoay đo câu đếm chữ sao cho vừa với khuôn khổ mà tờ báo viết ấn định. Quan điểm biên tập và năng lực biên tập của các nhà xuất bản cũng là một vấn đề, thậm chí là một vấn đề lớn.
Vì sự tồn vong (theo nghĩa đen) của các nhà xuất bản trong cơ chế như hiện nay, những tác phẩm vượt ra khỏi cái ngưỡng bình thường về nội dung tư tưởng, những tác phẩm mang trong nó sự tìm tòi quá mới mẻ về hình thức kết cấu và ngôn từ rất dễ bị bỏ qua... cho an toàn (để rồi đến một lúc nào đó, người ta sẽ giật mình hối tiếc vì trong số những cái bị bỏ qua có những giá trị văn học đích thực).
Sự cởi mở của các ban biên tập báo mạng, trên một phương diện nào đó, đã tạo ra một sự cân bằng với tính chặt chẽ (đôi khi là bảo thủ) của các nhà xuất bản, thậm chí tạo ra một “lỗ thông hơi” cho cái mới của văn học có điều kiện trình làng.
b/ Với mạng, sự giao lưu giữa tác giả và độc giả trở nên rút ngắn về khoảng cách thời gian một cách đáng kể. Không phải chờ giấy phép xuất bản, không phải chờ chữ kí duyệt của Tổng biên tập toà soạn báo, không phải đợi một cách sốt ruột ngày báo ra hoặc ngày sách được phát hành; với sự cởi mở của các ban biên tập báo mạng (như đã nói trên), chỉ một cái nhấp chuột tác phẩm đã được đăng tải, chỉ một cái nhấp chuột nữa nó đã hiện ra trước mắt người đọc.
Có thể nói, hình thức xuất bản như vậy là một yếu tố tác động rất tích cực vào hoạt động viết của người sáng tác văn học: nó kích thích nhu cầu viết, thậm chí nó làm nảy sinh nhu cầu viết. (Đương nhiên, nếu ta nhìn sang các phương thức tồn tại truyền thống của tác phẩm văn học sẽ thấy: nhiều người viết đã thui chột nhu cầu viết khi tác phẩm của họ cứ mãi không được đăng tải trên sách báo, nói cách khác, họ thất vọng vì không có được sợi dây liên thông với người đọc).
3. Nhưng nói như vậy không có nghĩa xác nhận mạng như là hồi chuông báo hiệu sự cáo chung cho các phương thức tồn tại truyền thống của tác phẩm văn học. Phần lớn các nhà văn hiện nay (kể cả những người thuộc thế hệ 8X, 9X, thế hệ không hề xa lạ với mạng và sinh hoạt văn chương trên mạng) đều cảm nhận sự khác biệt khi đón nhận tác phẩm của mình trên mạng và trên sách báo.
Nói cụ thể, được in trên sách báo, họ vẫn thấy...khoái hơn! Đây không đơn giản chỉ là thói quen hàng trăm năm khó có thể gột rửa trong chốc lát, mà sâu xa hơn, nó là cái gì đó hết sức con người: dưới hình thức sách hoặc báo, tác giả cảm nhận được sự tồn tại vật chất cụ thể của đứa con tinh thần của mình, tiên lượng một cách tương đối chính xác những ai và bao nhiêu người sẽ đọc mình (qua số lượng phát hành cuốn sách hoặc tờ báo, qua đối tượng mà tờ báo hoặc nhà xuất bản đã xác định để phục vụ).
Mặt khác, ở góc độ của người tiếp nhận (đọc) văn học, giữa tờ báo, trang sách với màn hình computer cũng có khác biệt đáng kể: người ta khó có thể thấy sự tiện lợi khi đem chiếc máy tính vào giường ngủ (hoặc toilet!), vả lại, đọc trên màn hình computer dễ nhức mắt hơn nhiều so với đọc trên báo, trang sách.
Nói một cách khác, với tất cả những ưu khuyết của mình, mạng và sách báo là những phương thức tồn tại của tác phẩm văn học không loại trừ, không triệt tiêu lẫn nhau, trái lại, chúng bổ sung cho nhau và tạo nên sự đa dạng cho đời sống văn học đương đại.
4. Điều rắc rối xảy ra khi đến một lúc nào đó (mà cái “lúc nào đó” này đang là hiện tại) người ta có sự phân biệt giữa văn học trên mạng và văn học trên sách báo là “ngoài luồng” và “trong luồng”, là “phi chính thống” và “chính thống”. Có cảm giác như sự phân biệt này phần nhiều là dựa trên tiêu chí cái nào được/bị kiểm duyệt kĩ lưỡng hơn cái nào, chứ không phải cái nào có chất lượng nghệ thuật cao hơn cái nào.
Chẳng có gì đảm bảo tính chính xác cho sự phân luồng này, nếu không muốn nói là chỉ đem lại những ngộ nhận vô lối và hoàn toàn không nên có. Nếu cho rằng tác phẩm văn học in trên sách báo là “chính thống”, là “trong luồng”, vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm về sự tồn tại của những loại tác phẩm mà thực ra không có cũng không chết ai, mà có thì chỉ khiến rất nhiều mực in và giấy in bị tốn một cách vô nghĩa?
Mặt khác, cách phân loại này cũng góp phần tạo ra một sự “lập lờ đánh lận con đen”, gây ra một ảo tưởng mĩ miều về “những nhà văn bị nguyền rủa” cho một số ai đó đang phát tán tác phẩm của mình trên mạng.
Cụ thể như sau: nếu qua bàn của người biên tập có nghề (không kể là biên tập báo mạng, báo viết hay nhà xuất bản), sẽ có những tác phẩm không được phép xuất hiện (vì dở quá!), và quả thực là đã có những tác phẩm như thế bị từ chối ở hình thức sách báo, thế là “thua keo này ta bày keo khác” - chúng chạy sang mạng, lợi dụng sự cởi mở của khâu biên tập ở đây để góp mặt với đời và để vỗ ngực đánh đồng mình với những tác phẩm vượt quá nhận thức cạn hẹp của người đương thời! Đã khá rõ ràng, bi hài kịch xảy ra ở chỗ, như một câu nói đang là à la mode: “không biết mình là ai”!
Tóm lại, câu chuyện quay về với một nhận thức cơ bản: mạng chỉ là một trong những phương thức tồn tại của tác phẩm văn học! Điều có ý nghĩa lớn nhất là tài năng, là bản lĩnh của chủ thể sáng tạo văn học. Và, nếu có thể nói thêm, thì đó là “con mắt xanh”, là khả năng đãi cát tìm vàng, gạn đục khơi trong của người làm công tác biên tập. Ngoài những yếu tố ấy, mọi điều còn lại đều trượt vào khoảng không vô nghĩa.
5. Đến đây, đã có thể đặt một câu hỏi về vai trò của phê bình văn học đối với văn học trên mạng. Nếu chúng ta đã đồng ý với nhau rằng, không nên có sự phân biệt “chính thống”/“phi chính thống”, “ngoài luồng”/“trong luồng” giữa văn học trên sách báo và văn học trên mạng, thì hiển nhiên, việc phải quan tâm đến văn học trên mạng là một trong những yêu cầu đối với phê bình văn học. Văn học trên mạng là một tồn tại thực tế của đời sống văn chương hôm nay.
Dù muốn hay không, người làm phê bình cũng không nên/không thể ứng xử với nó bằng sự phớt lờ hay bằng một thái độ cao ngạo khủng khỉnh. Anh có thể thích hay không thích một vài tác phẩm văn học trên mạng nào đó (cũng như anh đã từng thích/không thích vô khối tác phẩm văn học trên giấy), nhưng anh không thể phủ nhận là nó có.
Và vì thế, một sự công nhận thích đáng là phải tôn trọng nó, thể hiển ở sự đọc nó một cách không định kiến, sẵn sàng biểu dương những yếu tố tích cực trong đó, sẵn sàng vinh danh những cây bút có thực tài v.v...
Tuy nhiên, mấu chốt của câu chuyện này - trong điều kiện Việt Nam - lại là ở chỗ, mạng đã trở thành cái gì đó thật bình thường, thật quen thuộc trong thói quen tìm đọc của giới phê bình nói chung hay chưa? Đó lại là một vấn đề khác, mà để tìm hiểu nó, người ta buộc phải đi ra ngoài những giới hạn của đời sống văn chương.
Nguồn: HOÀI NAM (nhà phê bình văn học)
Báo VietNamNet

“Tường đá không làm nên nhà tù,
Song sắt không làm nên lồng cũi”.
Đây là những dòng đầu tiên xuất hiện trong bài trường thi của Richard Lovelace – “To Althea, from prison”. Richard Lovelace là một chàng kỵ sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, xuất hiện trong cuộc nội chiến ở Anh từ thế kỷ 17, ông cũng nổi tiếng là một nhà thơ siêu hình. Lovelace bị giam trong tù vì thuộc phe bảo hoàng và ủng hộ vị giám mục của triều đại trước. Trong thời gian bị giam cầm, ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ nổi tiếng. Trong thơ của ông, ta thường thấy xuất hiện hình ảnh người phụ nữ tuyệt mĩ sinh ra từ trí tưởng tượng của nhà thơ. Trên cái nền u ám của tù ngục, Lovelace thể hiện khát khao sống tự do mãnh liệt. Ông tin rằng chỉ thể xác mới bị giam cầm còn tinh thần thì lúc nào cũng có thể vượt ngục. Mặc kệ những tường cao hào sâu bao quanh, Lovelace luôn tưởng tượng về người yêu xinh đẹp đang đợi mình ngoài kia.
De Profundis – Oscar Wilde
(Tạm dịch: Nỗi đau khôn cùng)
“Tường đá không làm nên nhà tù,

Ở thế kỷ 19, dư luận có cái nhìn rất kỳ thị đối với người đồng tính và quan hệ đồng tính bị coi là phạm pháp. Sau khi bị truy tố vì có quan hệ với nhiều người đàn ông khác, Wilde bị ngồi tù hai năm, lao động khổ sai để chuộc tội. Khi ngồi trong tù, Widle đã viết một lá thư dài cho người tình đồng giới của mình. Sau khi ông qua đời nó được xuất bản với cái tên De Profundis. Lá thư bắt đầu bằng những hồi ức của Wilde về mối tình với chàng trai Douglas và những hủy hoại ghê ghớm mà mối tình đã gây ra cho cuộc đời ông. Lá thư không hề chỉ trích hay buộc tội ai, nó chỉ là cách để tác giả tự trải lòng mình. Chính nhà tù đã buộc Wilde phải đối diện thẳng thắn với bản thân. Ông không còn nghĩ tới tương lai nữa bởi ông đã tiên đoán trước cuộc đời mình sẽ vô cùng ngắn ngủi.
The Historie of the World – Walter Raleigh
(Tạm dịch: Lịch sử thế giới)
“Tường đá không làm nên nhà tù,

“Bất cứ ai khi viết về lịch sử thế giới hiện đại mà đi theo sự thật tới kỳ cùng, anh ta sẽ bị đập vỡ hàm.”
Có lẽ vai trò của Raleigh sẽ không bao giờ được giới sử gia hàn lâm công nhận nhưng tác phẩm sử thi chưa hoàn thành của ông thực sự là một đỉnh cao trong lĩnh vực nghiên cứu lịch sử. Raleigh lần mò về lịch sử thế giới trong cuộc chiến tranh thứ ba giữa người Nam Tư và người Hy Lạp từ năm 168 sau công nguyên. Cuốn sách là sự lồng ghép giữa lịch sử - triết học - văn học. Nó chỉ ra cho con người thấy làm thế nào để tâm hồn có thể đi xuyên qua thời gian và không gian dù thân thể anh ta đang bị giam cầm. Raleigh không hoàn tất cuốn sử thi, có lẽ đó là ý định ngay từ đầu của ông, tuy vậy ông vẫn cho xuất bản cuốn sách và sau đó bị chém đầu vì những nội dung “phản động”. Trong cuốn sách của mình Raleigh dành nhiều trang suy tưởng về sự sống và cái chết.
Tractatus Logico-Philosophicus – Ludwig Wittgenstein
(Tạm dịch: Triết học logic)
“Những điều không nói ra được thì hãy để nó ra đi trong yên lặng.”

“Những điều không nói ra được thì hãy để nó ra đi trong yên lặng.”
Đó là điều mà cuốn Tractatus Logico-Philosophicus theo đuổi. Nó được xếp vào một trong những sách triết học có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, và được xếp vào danh sách những sách triết hàng đầu của nhân loại. Tuy nhiên để đọc sách này cần phải có nhiều hiểu biết đa dạng và sâu sắc về triết. Wittgenstein bắt đầu viết cuốn sách khi còn là một người lính trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông hoàn thành cuốn sách khi bị bắt trong nhà tù của quân đồng minh lúc cuộc chiến gần đi đến kết thúc. Điều khó khăn khi đọc sách của ông là phong cách kiệm chữ, kiệm lời của ông. Wittgenstein dùng những định nghĩa ngắn gọn với các mẫu câu thậm chí còn không đủ chủ ngữ, vị ngữ để diễn đạt cách nhìn nhận và đánh giá của ông. Ông tuyệt đối không diễn giải hoặc tranh luận trong tác phẩm của mình. Ông viết ra và để đó, đơn giản như vậy thôi, ai không hiểu, muốn tranh luận, ông đành chịu, bởi ông sẽ mang những suy nghĩ đầy ẩn ức của mình xuống mồ trong im lặng.
The Travels of Marco Polo – Rustichello de Pisa
(Tạm dịch: Những cuộc phiêu lưu của Marco Polo)
“Những điều không nói ra được thì hãy để nó ra đi trong yên lặng.”

Marco Polo rời khỏi Ý cùng cha và chú từ năm 1271 và quay về nước năm 1295. Trong những năm đi phiêu lưu đó, Polo đã đi tới vùng Viễn Đông mà khi đó người phương Tây hầu như chưa biết tới. Khi quay trở về Ý, Polo bị chính quyền bắt giữ. Trong tù ông đã kể lại chuyến phiêu lưu cho bạn tù là Rusticello de Pisa nghe. Rustichello đã viết lại những câu chuyện này ra giấy và ngay lập tức cuốn sách được đưa ra khỏi nhà tù. Những câu chuyện huyền bí về vùng Viễn Đông bắt đầu lan truyền khắp Châu Âu. Trong nhiều thế kỷ, Travels of Marco Polo là những thông tin quý giá nhất mà người phương Tây có được về Trung Quốc và những quốc gia Châu Á khác. Dù sách của Polo có nhiều điểm chưa xác thực nhưng nó được coi là cuốn sách có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử thời kỳ đó. Nó cho phương Tây biết rằng, có một thế giới phương Đông tồn tại như thế. Thực ra trước đó người Roma cổ đại đã thông thương buôn bán với phương Đông nhưng phải cho tới khi cuốn sách của Polo được phổ biến rộng rãi người ta mới biết nhiều về vùng đất này. Người Châu Âu đã từng tới Trung Quốc trước khi Polo cho ra cuốn sách nhưng những nhà thám hiểm trước đó không ai cho ra đời một cuốn sách chi tiết như Polo. Thời gian ở trong tù và viết ra cuốn sách này đã khiến tác phẩm của ông có một chỗ đứng vững chãi trong những sách cùng xuất bản thời kỳ đó.
Letter from Birmingham jail – Martin Luther King Jr
(Thư gửi từ nhà tù Birmingham)
“Người bạn mục sư thân mến của tôi:

“Người bạn mục sư thân mến của tôi:
Khi bị giam cầm ở nhà tù Birmingham này, tôi tình cờ đọc được nhận xét gần đây của ông, trong đó ông gọi những hành động của tôi là “ngu xuẩn và lỗi thời”. Cũng hiếm khi tôi có dịp dừng lại một chút để đáp lại những lời chỉ trích phê phán của người đời về những gì tôi đang làm và những ý tưởng của tôi...”
Thật may mắn vì đã có thời kỳ Luther King bị giam trong tù, bởi có như vậy ông mới rảnh rỗi để dứt ra khỏi những hoạt động xã hội một lúc và tổng kết lại về những gì ông đã làm được trong quá trình đấu tranh cho quyền bình đẳng của người Mĩ gốc Phi. Những lá thư ông viết trong tù mang nhiều giá trị nhân đạo, khẳng định quyền bình đẳng của con người nói chung. Thời kỳ đó, ông bị bắt vì đã tổ chức biểu tình mà không xin phép chính quyền.
Không như những tác phẩm lý luận uyên thâm, vượt quá tầm hiểu biết của đa số người đọc. Trong những tác phẩm của Luther King, ta thấy những lời nhắn nhủ giản dị gửi tới con người nói chung. Những lá thư của King viết cho tám vị mục sư - những người phê phán cách hành động của King, về sau được chính những người này xuất bản với nhan đề A Call for Unity (Lời kêu gọi Đoàn kết) trong đó Luther King kêu gọi người Mĩ gốc Phi hãy đứng lên đòi quyền bình đẳng cho mình bằng cách sử dụng những công cụ pháp lý như tòa án và pháp luật, đừng sử dụng vũ lực bạo động, hành động đơn lẻ hoặc đi biểu tình. Những lá thư của King có ngôn từ nhẹ nhàng và bình thản, ngắn gọn và cô đọng, trong đó ông đưa ra tất cả những lý luận đanh thép để khẳng định rằng việc con người với tất cả khả năng tư duy và nhận thức của mình lại cho phép những điều bất công tồn tại trên đời là việc không thể chấp nhận được. Đây là tài liệu đầy đủ nhất để các nhà nghiên cứu sau này có thể hiểu được phần nào cách suy nghĩ của nhà hoạt động xã hội thiên tài Martin Luther King. “Nếu tôi cũng như những người Mĩ gốc Phi khác bị khuất phục bởi những điều bất công đó, liệu tôi có thể đưa ra tất cả những lý lẽ này với quyết tâm này và sự tha thứ rộng lượng này không? Đây không chỉ là kêu gọi bình đẳng cho Mĩ gốc Phi nói riêng mà là trách nhiệm của cả loài người nói chung phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả những đồng loại khác, dù có những khác biệt về màu da, chủng tộc và tôn giáo.”
“Bất công tồn tại nhan nhản trong cuộc sống là mối đe dọa lớn nhất đối với lẽ công bằng ở đời.”
Le Morte d’Arthur – Thomas Malory
(Truyền thuyết về vua Arthur)
“Người bạn mục sư thân mến của tôi:

“Bất cứ ai có thể rút thanh kiếm này ra khỏi phiến đá và cái đe này, người đó chính là vua của nước Anh.”
Nước Anh có một lịch sử dày dặn với những truyền thuyết về vua Arthur, một nhân vật huyền bí mà cho tới nay người ta vẫn chưa thể chứng thực có tồn tại hay không, tuy vậy vua Arthur đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà văn trong lịch sử. Khi Thomas Malory bị bắt giam trong tù, ông đã viết nên cuốn sử thi nổi tiếng nhất về vua Arthur. Le Morte d’Arthur đã tổng hợp những câu chuyện truyền thuyết trong lịch sử, kết nối chúng lại và sáng tạo ra một thiên sử thi mới dày dặn và đầy đủ về nhân vật truyền thuyết nổi tiếng – vua Arthur.
The Consolation of Philosophy – Boethius
(Tạm dịch: Sự an ủi của Triết học)
“Người bạn mục sư thân mến của tôi:

“Khi tôi trầm tư mặc tưởng và ghi lại những tâm sự cay đắng của mình bằng ngòi bút này, dường như trên đầu tôi xuất hiện một người phụ nữ thanh tú và thiêng liêng...”
Kể từ khi được xuất bản, tác phẩm này đã có tầm ảnh hưởng lớn đối với những chính trị gia đương thời, được dịch từ tiếng Latinh sang tiếng Anh bởi vua Alfred, nhà văn Chaucer và Nữ hoàng Elizabeth I với nhiều phiên bản khác nhau. Cuốn sách thu hút sự quan tâm của những chính trị gia kiệt xuất trong lịch sử Anh bởi nó là lời cảnh tỉnh cho những ai nắm giữ quyền lực trong tay. Boethius là cận thần được trọng dụng nhất trong triều đại La Mã. Nhưng không may đến đời vua Theodoric, ông bị nhà vua ghét bỏ và bắt giam vào ngục. Biến cố này đã khiến Boethius viết ra một tác phẩm mang giá trị triết học, là cuộc đối thoại giữa ông và một vị nữ thần lý trí do ông tưởng tượng ra. Boethius cảm thấy đau buồn vì giờ đây mọi thứ của ông đã bị tước đi. Nữ thần dẫn dắt ông từ câu hỏi này đến câu hỏi khác và cuối cùng ông nhận ra rằng bất cứ thứ gì ngoài thân ta đều không thực sự thuộc về ta.
Đối với đa số chúng ta triết học không phải là thứ văn chương dễ hiểu hoặc mang tính giải trí cao nhưng triết học chính là nền tảng tạo nên nền văn minh phương Tây. Vì thế, ta có thể thấy rõ xu hướng lồng ghép các tri thức triết học vào các tác phẩm văn chương.
 
 
Hồ Bích Ngọc
Theo Listverse

1. Kinh Thánh (Phần đầu của Cựu ¬ước - để hiểu về sự hình thành của thế giới, và một trong bốn kinh Phúc Âm, the gospel, của Tân ư¬ớc – về cuộc đời của chúa Jesus). Có thể tìm mua bản tiếng Việt ở các nhà thờ.
2. Lịch sử thế giới, 4 tập, cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại, đặc biệt phần cổ đại để hiểu các nền văn minh Ai Cập, Lư¬ỡng Hà, Trung Quốc và Hy Lạp. NXB Giáo Dục, 2001.
3. Những nền văn minh thế giới, NXB Văn Hóa, 1999.
4. Tân Bách khoa Toàn thư¬ danh cho tuổi trẻ, NXB Lao Động, cuốn sách giải đáp ngắn gọn hầu như¬ tất cả các câu hỏi về thiên nhiên, xã hội, văn hóa…
5. Thần thoại Hy Lạp (nếu có thời gian đọc thêm Iliat va Ôđixê của Homer).
6. Nghìn lẻ một đêm, truyện cổ tích Arập.
7. Truyện cổ Anderson, Đan Mạch. (Cả ba cuốn này rất cần để phát triển trí tưởng tư¬ợng).
8. Đôn Kihôtê của Cervantes, Tây Ban Nha, tác phẩm đ¬ược xem là hay nhất x¬ưa nay của nhân loại.
9. Kịch Sêcxpia, những vở bi kịch vĩ đại như¬ Hamlet, Otello, Romeo and Juliet, King Lear, Marbet …
10. Kinh Thư¬, của Khổng Tử.
11. Chiến tranh và Hòa Bình, của Tônxtôi, Nga.
12. Những ng¬ời khốn khổ, của Victo Huygô, Pháp.
13. Thằng ngốc (Gã khờ), của Đôxtôiepxki, Nga.
14. Truyện ngắn Sêkhốp, Nga.
15. Truyện ngắn Môpaxăng, Pháp.
16. Truyện vừa của Stefan Zweig, Austria .
17. Ơgêni Grăngđê, của Banzăc, Pháp.
18. Cuốn theo chiều gió, của Margaret Michel, Mỹ.
19. Đavit Copơfin, hoặc Ôlivơ Twist, của Đickenx, Anh.
20. Hội chợ phù hoa, của Thackeray, Anh.
21. Jên Erơ, của Charlotte Bronte, Anh.
22. Đồi gió hú, của Emily Bronte, Anh.
23. Thơ tình thế giới chọn lọc, bản dịch Thái Bá Tân.
24. Evghêni Onêgin, tiểu thuyết thơ của Puskin, Nga, bản dịch Thái Bá Tân.
25. Truyện vừa của Puskin, Nga.
26. Liêu trai chí dị, truyện ma Trung Quốc.
27. Sử ký Tư¬ Mã Thiên, Trung Quốc.
28. Tiềng rền của núi, hoặc Xứ tuyết, của Kawabata, Nhật Bản.
29. Bố già, của Mario Puzzô, Mỹ.
30. Truyện ngắn của Pirandelo, Italia.
31. Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Australia .
32. Ba chàng ngự lâm pháo thủ, A. Dumas, Pháp. (Có thể thay bằng Bá tư¬ớc Mont Cristo của cùng tác giả).
33. Madam Bovary, Flaubert, Pháp.
34. Mối tình đầu, Turgenev, Nga.
35. Đói, Knut Hamsun, Nauy.
36. Bình minh m¬a, truyện ngắn Pauxtôpxki, Nga.
37. Truyện ngắn Ivan Bunin, Nga.
38. Tiếng gọi nơi hoang dã, và các truyện ngắn của Jack London, Mỹ.
39. Con đư¬ờng sấm sét, của P. Abraham, Nam Phi.
40. Ruồi trâu, Voinich, Mỹ.
41. Tom Soyer của M. Twain, Mỹ.
42. Không gia đình, Hecto Malô, Pháp.
43. Hoàng tử nhỏ, Saint Exuynbery, Pháp.
44. Bác sĩ Jivagô, (Vĩnh biệt tình em) B. Pasternac, Nga.
45. Nghệ nhân và Margareta, của Bungacôp, Nga.
46. Ng¬ười anh hùng thời đại, Lecmôntôp, Nga.
47. Harry Potter.
48. Truyện ngắn Andre Mauroir, Pháp.
49. Truyện ngắn O. Henry, Mỹ.
50. Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần, Trung Quốc.

Trong thực tế làm văn, khá nhiều học sinh còn lúng túng khi gặp kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các em có một định hướng đúng đắn khi làm kiểu bài này. Có thể nói đây chính là một “công thức” đổi mới môn văn mong các em đọc kỹ và ghi nhớ.
I.                    Nhân vật và ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
  1. Nhân vật trong tác phẩm tự sự
-         Khái niệm: Nhân vật văn học là đối tượng thường là những người được miêu tả trong tác phẩm văn học bằng những phương tiện văn học.
-         Nhân vật trong văn học rất phong phú: Nhân vật có tên và nhân vật không tên. Trong thần thoại nhân vật có thể là thần , bán thần. Trong chuyện ngụ ngôn hay những chuyện viết cho thiếu nhi nhân vật thương là những con vật, đồ vât.
  1. Ý nghĩa của việc phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
Trong tác phẩm tự sự, nhà văn “ noi” qua nhân vật. Nhân vật chính là nơi mang chỗ nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn.
Phân tích nhân vật trở thành con đường quan trong nhất để đi đến giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn.
Nhân vật được coi là (con đẻ) tinh thần của nhà văn, nên phân tích nhân vật còn để nhận ra tài năng, đặc điểm, bút pháp nghệ thuật của nhà văn.
II.                 Các phương diện cơ bản khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng, một cách trung nhất, muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để từ mà tìm hiểu suy luận, tìm ra đặc điểm, tính cách của nhân vật. Ở tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật, lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, nội dung, hành vi “cử chỉ, hành động” của nhân vật.
  1. Lai lịch
Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách cùng cuộc đời nhân dân. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình. Hoàn cảnh mồ côi từ nhỏ, hành vi vô giáo dục khi ở với người bác họ (để rồi bị đuổi ra khỏi nhà) bằng những thành tích bất hảo của Xuân Tóc đỏ trong cuộc sống lang thang hè đường xó chợ đã góp phần tạo nên tính cách lưu manh, láu lỉnh của Y sau này. Chí phèo ngay từ khi được sinh ra đã bị ném khỏi cuộc sống, đã là đứa trẻ hoang không biết bố mẹ chẳng có cửa nhà. Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên cô độc thê thảm của Chi. Tính cách, số phận được lí giải một phần bởi thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó.
  1. Ngoại hình.
Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà văn nhằm hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó. Trong tác phẩm “Tắc đèn của Ngô Tất Tố” chị dậu được miêu tả có khuôn mặt trái xoan với cái nhanh nhẩu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của cặp môi đỏ tươi, cái min màng của nứơc ra đen giòn. Khuôn mặt ấy khiến người đọc hình dung về chị Dậu đó là một người khoẻ khoắn đảm đang, trong chuyện ngắn “Chí Phèo” những vết sẹo ngang dọc trên khuôn mặt của Chí cùng với những nét chạm trỗ ở ngực tự có đã nói lên rất nhiều… Phải chăng cái ngoại hình biến dạng, kỳ dị ghớm ghiếc kia như đã muốn trưng ra quá khứ dữ dằn, và nội tâm tha hoá biến chất của CHí Phèo.
Ở chuyện ngắn “vi hành”, mượn lời người con trai (đôi nam nữ thanh niên người Pháp đi trên toa xe điện ngầm) tác giả Nguyễn Ái Quốc đã phác hoạ chân dung Khải Định “ Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bưng như vỏ chanh đấy à?” Các chi tiết này ám chỉ thật sau cay một tính cách hèn kém, chẳng có mấy thiên lương cùng lối sống xa hoa truỵ lạc của ông vua bù nhìn An Nam.
Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà đi sâu vào nội tâm vào bản chất của nhân vật.
  1. Ngôn ngư
Qua lời ăn tiếng nói của một người, chúng ta có thể nhận ra trình độ văn hoá, nhận ra tính cách của người ấy. Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được có thể hoá cao độ, nghĩa là mgnag đạm dấu ấn của một cá nhân. Nhân vật cô Hồng trong tiểu thuyết “Số đỏ” của VŨ Trọng PHụng hễ cứ mở miệng ra là gắt: “ Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” mặc dầu ông ta chẳng biết cho ra đầu ra đũa việc gì cả. Cho đến khi trở thành “ Nhà cải cách thẩm mĩ”, “ Đốc tờ Xuân”, “ Giáo sư quần vợt”, “Cố vấn báo gõ mõ”…. đựơc cả xã hội thượng lưu thành thị trọng vọng, Xuân tóc đỏ vẫn đầu cửa miệng mấy chữ “Mẹ kiếp”, “ nước mẹ gì” điều ấy chứng tỏ cái tính cách lưu manh, vô học của y không sao gột rửa nổi. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích nhân vật.
  1. Nội tâm
Là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghi… của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật. Ví dụ đoạn miêu tả nội tâm của Chí Phèo sau cơn ốm: “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà hắn vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! có lí nào như thế đươc? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao đó không phải là tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đoạ cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một chận ốm có thể là dấu hiệu báo rằng cơ thể hắn đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời trở rét nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuôi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau.
Cũng may Thị Nở vào nếu không vào cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi thì đến khóc được mất. Qua suy nghĩ của Chí Phèo ta có thể nhận ra một Chí Phèo thứ hai – “Chí không còn là một con Quỷ giữ của làng Vũ Đại nữa mà là một con người bình thường như bao con người khác: Bồn lo trước tuổi già ập đến, cảm thấy cô đơn và sợ cô đơn.
  1. Cử chỉ hành động.
Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.
Ví dụ: Chỉ cần qua cách “ ghế trên ngồi tót sỗ sàng” nhân vật Mã Giám Sinh đã để lại chân tướng của một con người thiếu văn hoá, lịch sự… Qua hành động “rỗ gông” bất chấp lời doạ nạt của bọn lính, người đọc nhận ra ở Huấn Cao một khí phách hiên ngang…
Tóm lại: Muốn phân tích nhân vật, ta phải chú ý đến những chi tiết có liên quan đến nhân vật từ lai lich, ngoại hình, nội tâm đến ngôn ngữ hành vi của nhân vật. Tuy nhiên không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương diện này. Có chỗ nhiều, có chỗ it, có chỗ đâm, chỗ nhạt. Bởi thế khi phân tích cần tập trung xoáy sâu vào các phương diện thành thông nhất trong tác phẩm. cũng không cứ phải tuần tự theo năm phương diện như thế mà nên sắp xếp theo thực tế cho bài làm văn của minh hâp dẫn.
Giáo viên: Nguyễn Thị Đáng



Tình yêu là một hiện tượng đặc biệt và khá phức tạp của cuộc sống con người, là đề tài nổi bật, hấp dẫn, không hề vơi cạn của văn học nhân loại. Chính vì vậy trong văn chương, tình yêu là đề tài liên tục thu hút sự chú ý của giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình. Khuôn mặt của tình yêu tuỳ vào quan điểm thẩm mỹ, văn hoá, xã hội của từng thời kỳ, của từng tác giả mà có những dạng tồn tại khác nhau.
Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tác phẩm được chú ý khai thác ở các khía cạnh tố cáo xã hội phi nhân tính, sự áp bức của giai cấp thống trị, số phận con người bị tha hoá... nhiều hơn là nhìn từ góc độ tình yêu.
Toàn bộ nội dung, kết cấu tác phẩm gắn liền với cuộc đời của nhân vật chính là Chí Phèo, có một chi tiết đáng lưu ý là: các biến cố làm nên những đổi thay to lớn, những bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo cũng như trong kết cấu tác phẩm lại đến từ hình bóng những người đàn bà. Tuy nhiên có bóng dáng đẩy Chí Phèo vào chốn tăm tối những cũng có gương mặt tuy xấu xí nhưng lại đưa Chí Phèo ra nơi ánh sáng của cõi minh triết.
Cuộc đời Chí Phèo đột nhiên chuyển hướng do việc tiếp xúc miễn cưỡng với bà Ba Bá Kiến, một người “đàn bà phốp pháp, má hây hây”, để từ một anh nông dân hiền lành chất phác trở thành một tên tù, một tên lưu manh mất hết nhân tính, mất luôn cả ý thức về mình lẫn ý thức làm người. Tuy nhiên, lần gặp gỡ với Thị Nở lại mang đến một hệ quả ngược, nó làm đảo lộn tất cả. Chính cuộc gặp gỡ với Thị Nở chứ không phải một biến cố xã hội nào đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Chí Phèo và quyết định số phận của cả Chí Phèo lẫn Bá Kiến.
Chút tình cảm tưởng chừng rất vu vơ giữa Chí Phèo và Thị Nở ấy đã tác động, chi phối một cách sâu sắc đến quan hệ giữa Chí Phèo và Bá Kiến. Từ đó có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo bắt đầu từ buổi tối trước khi gặp Thị Nở, cái buổi tối mà hắn “vừa đi vừa chửi”, để rồi từ đó mối quan hệ dây mơ rễ má với Bá Kiến, những khúc, đoạn trong cuộc đời Chí Phèo như một cuốn phim quay chậm được tái hiện. Tất cả những chi tiết này có tính chất như một đường truyền, một lời đề dẫn hay như những hoạ tiết có tính chất phông nền để làm nổi bật tác động của tình yêu, tình người đến cuộc đời Chí qua nhân vật Thị Nở.
Một trong những đặc trưng phong cách của Nam Cao là sử dụng những yếu tố trái khoáy, ngược nhau để mô tả hiện thực. Tên của tác phẩm cũng thường hàm chứa một điều trái khoáy như Lang rận, Chí Phèo, Tình già... Bản thân sự tồn tại nhếch nhác của nhân vật Lang rận cùng với vẻ bề ngoài bẩn thỉu là một sự trái ngược, mâu thuẫn với nghề nghiệp, vị thế xã hội mà nhân vật mang vác. Tất cả những đối nghịch đó được thâu tóm trong một cái tên: Lang rận, và được khắc sâu hơn trong sự tương phản giữa vẻ bên ngoài nhếch nhác, thấp kém với đời sống tâm hồn cao đẹp. Hay trong truyện Nửa đêm, người cha có tên là Thiên Lôi nhưng lại đặt tên con là Đức - như hai mặt của một quá trình biện chứng nhân quả...v.v.
Từ những chi tiết đó có thể hiểu tại sao Nam Cao lại lạ hoá câu chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở như vậy. Không lãng mạn thơ mộng như các câu chuyện tình của Tự Lực Văn Đoàn, buổi tối gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở bắt đầu bằng hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi... chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo”, cuộc đời hắn chìm trong những cơn say.
Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để “nhớ rằng hắn có ở đời”. Tức trong hắn chỉ tồn tại không phải ý thức mà là một khối u u mê mê, tối tăm đặc quánh, vô cảm, vô thức. Ngay cả sự hiện hữu của bản thân, hắn cũng không nhận thức được, hắn chỉ kinh ngạc rồi cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi khi phát hiện ra mình dưới dạng một cái bóng trên đường trăng nhễ nhại, méo mó, xệch xạc. Chính hình ảnh này hướng đến sự ẩn dụ về một dạng tồn tại bất toàn của con người trong xã hội cũ. Con người không được sống thực là chính mình mà chỉ là những cái bóng, nhưng cũng không được là cái bóng của chính mình mà là bóng của giai cấp thống trị nên thành “cái vật xệch xạc, một cái gì đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại”. Với cái bóng đó, với ý thức hiện hữu về sự méo mó của chính mình, Chí Phèo đến với Thị Nở. Đó là cuộc gặp gỡ tất yếu là hệ quả từ hai cuộc đời trống rỗng và bất toàn của hai con người.
Thị Nở trước khi gặp Chí Phèo vốn chỉ là một thực thể không có đường nét cá tính gì đặc biệt mà còn khùng khùng dại dại, còn dung nhan là những đường nét tự nhiên, thô mộc đến mức dị hợm: trên một khuôn mặt ngắn ngủn, có cái mũi “vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành” và một đôi môi “cũng cố to cho không thua cái mũi” hơn nữa, lại dày và có “màu thịt trâu xám ngoách”. Toàn bộ “nhan sắc” của Thị Nở được Nam Cao tóm lại trong một nhận xét là “xấu đến ma chê quỷ hờn”. Từ hai cuộc đời, hai thân phận khiếm khuyết, hai trí tuệ mông muội tăm tối của Chí Phèo - Thị Nở, Nam Cao đã để cho họ kết hợp lại như một sự liên kết hoàn hảo để tạo ra một con người mới thống nhất trong sự bừng nở trở lại của một trí tuệ minh triết. Đó là Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.
Với Nam Cao, tình yêu không đi liền với sự lý tưởng hoá đối tượng, với sự hâm mộ sùng bái người yêu mà bắt đầu chỉ thuần tuý là bản năng. Ánh trăng trong mắt của Chí Phèo đêm gặp Thị Nở mang đầy màu sắc nhục thể, cứ “xanh rời rợi như là ướt nước”. Cây dâu tây gần bờ sông thì “thân mềm oặt”, những tàu chuối trong vườn nhà hắn thì “nằm ngửa, ưỡn cong cong lên” thỉnh thoảng lại “giẫy lên đành đạch như là hứng tình”. Cái bóng - dấu ấn về sự hiện hữu méo mó của bản thân Chí Phèo cũng được phát hiện trong lúc này. Hành động chiếm đoạt Thị Nở của Chí Phèo lúc đầu chỉ thuần tuý là bản năng nhưng chính trong cõi âm u của bản năng ấy một ánh loé diệu kỳ đã bùng dậy hé mở cho ta nhìn thấy bản thể tốt đẹp của con người.
Nam Cao đã vượt trước những nhà văn của thời đại ông ở chỗ không dừng lại ở những tình yêu lý tưởng thuần tuý tinh thần như của Loan và Dũng trong Đoạn Tuyệt (Khái Hưng), Lan và Ngọc trong Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng), Thanh và Ngọc trong Dòng sông Thanh Thuỷ (Nhất Linh), mà ông đã hợp nhất tình yêu trong sự hoà hợp tinh thần và thể xác. Đó là những chi tiết làm căn cứ để khẳng định đây là tình yêu chứ không thuần tuý là bản năng khi Nam Cao tiếp tục miêu tả thêm lúc Chí Phèo đau bụng và ói mửa, được Thị Nở dìu về lều... Hành động ban đầu là bản năng đã làm sống dậy tình yêu, sống dậy phần nhân tính tưởng không có hay đã chết trong con người của cả Chí Phèo lẫn Thị Nở. Ở đây có sự tái sinh, phục sinh của tinh thần nhờ tình yêu và sự gắn kết hai thân xác. Nó đã cải hóa, tái sinh Chí Phèo, tình yêu cho Chí Phèo và Thị Nở ý thức về chính mình.
Trước đây, họ chỉ là hai khối mông muội, Chí Phèo thì hung bạo và triền miên trong vô thức và những cơn say vô tận: “Ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập đầu rạch mặt chửi bới dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say để rồi say nữa, say vô tận”. Vậy nhưng trong tình cảm với Thị Nở, Chí Phèo đã tìm thấy chính mình, khám phá ra chính mình, hơn thế nữa khám phá ra sự sống. Con người ý thức, con người cảm xúc của Chí Phèo sống dậy. Lần đầu tiên hắn tỉnh hẳn rượu, đó là cái tỉnh của ý thức.
Tại sao Chí Phèo “càng uống lại càng tỉnh ra?”. Bởi vì tình yêu của hắn và Thị Nở đã làm thay đổi tâm điểm cuộc sống của hắn. Tâm điểm đó đã trượt từ cõi u minh của vô thức những ngày trước đây về với cõi thực tại, bắt Chí Phèo thừa nhận một thực tại cuộc sống đang tồn tại dù có hay không có hắn. Nó định vị tâm điểm cuộc sống của Chí Phèo từ những cơn say nghiêng ngả vào một cuộc sống bình thường. Chính vì vậy mà hắn tỉnh, hắn đã nhìn thấy chính bản thân mình. Thấy “bâng khuâng” rồi “lòng mơ hồ buồn”rồi “nghĩ vẩn vơ”… Thị Nở cũng thế, lần đầu tiên Thị lắng nghe cảm xúc của tâm hồn mình để “trằn trọc” “nghĩ ngợi” “tưởng tượng bâng quơ” .v.v..
Những giới hạn của cuộc đời Chí Phèo như đã được phá bỏ, nó mở rộng, liên thông với cuộc đời bên ngoài. Chính tình yêu đã mở thông lối về với cuộc đời của Chí Phèo, hắn cảm nhận được cuộc sống xung quanh: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn !”.
Tình yêu cũng gia tăng thêm kích thước cho cuộc đời hắn. Trước đây Chí Phèo vô cảm, vô tâm, không có ý thức về chính bản thân mình nhưng nay hắn có cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Đó là quá khứ với những kỷ niệm yêu thương đầm ấm, là mùi hương từ bát cháo hành và những săn sóc ân cần của Thị Nở, những kỷ niệm xa xưa cũng hiện về. Hắn từng mơ tới một viễn cảnh bình yên với chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải… hắn còn sợ già, sợ cô độc và muốn làm hòa với mọi người, muốn làm người lương thiện. Sự chuyển vị này là hệ quả tất yếu do tình yêu đem lại, nó khắc họa một cách sâu sắc bản thể bất toàn và cô độc của Chí Phèo lẫn Thị Nở trước khi yêu và được yêu. Chính tình yêu đã bù đắp khiếm khuyết trong tâm hồn, tái sinh một cuộc đời và làm giàu có đời sống nội tâm của nhân vật này rất nhiều.
Chính vì thức tỉnh, vì đã được khai hóa và giàu có nhờ tình yêu nên khi bị Thị Nở từ chối “và ngoay ngoáy cái mông đít ra về”, Chí Phèo mới cảm thấy tuyệt vọng và đau khổ. Sức mạnh của tình yêu đã đưa hai nhân vật này đến một tâm điểm tuyệt đối của cuộc sống, trong khi thực tại lại không như vậy, nó vẫn tồn tại những định kiến xã hội không dễ buông tha cho con người nên thiên đường tình yêu, khát vọng làm người của Chí rơi tõm vào hiện thực trần trụi và vỡ toang, buộc Chí Phèo phải đối diện với hiện thực với nỗi đau khổ, tuyệt vọng để vùng lên cầm dao giết chết Bá Kiến.
Lời chì chiết của bà cô Thị Nở như là một chi tiết “giải thiêng” tình yêu của Chí Phèo. Nó thực tế, trần trụi đến tàn nhẫn. Đó là cái giá mà Chí Phèo và Thị Nở phải trả để đến với nhau, những thành trì xung quanh tình yêu ấy không dễ gì phá nên Chí Phèo tự kết liễu đời mình là một cách chọn lựa thích hợp nhằm chối bỏ sự thỏa hiệp, quay lại cuộc sống trước kia.
Sau những tác phẩm về tình yêu của Tự Lực Văn Đoàn của chủ nghĩa lãng mạn thì Chí Phèo của Nam Cao là một khám phá. Bởi Nam Cao vẫn viết về tình yêu nhưng không phải về bản thân tình yêu Chí Phèo – Thị Nở, mà sâu xa hơn, Nam Cao muốn hướng người đọc đến những vấn đề ngoài tình yêu. Đó là vấn đề về văn hóa, về con người và xã hội, về bản năng và vô thức, những ý niệm về thân phận con người, sự tự do thoát khỏi những buộc ràng của định kiến xã hội, khao khát làm người.
Chính vì vậy tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao không mang dáng dấp của truyện tình theo nghĩa thông thường ta vẫn hiểu, cũng không chuyển tải nội dung tình yêu theo cách thông thường mà theo một cách rất trái khoáy, rất nghịch dị mang dấu ấn riêng của Nam Cao. Nó làm cho hiện thực cuộc sống không còn bị gò ép trong cái khuôn khổ thông thường, quen thuộc trong cái nhìn của mọi người mà hiện ra một cách đột ngột bất ngờ tạo sự ngạc nhiên trong cảm nhận.